Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs TPHCM, 19h15 ngày 8/2: Đối thủ yêu thích
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2 -
Trung Quốc tử hình cựu giáo viên mầm non từng đầu độc 25 học sinhCác em nhỏ được đưa tới bệnh viện cấp cứu do ăn phải cháo bị đầu độc. Ảnh: Daily Mail Vụ việc bắt đầu vào tháng 3/2019. Wang đã mua natri nitrit trên mạng, sau khi cãi vã với một giáo viên đồng nghiệp. Sáng hôm sau, khi đang dạy tại trường mầm non, Wang đã lén đổ natri nitrit vào cháo của các học sinh trong trường.
Hậu quả, tới tháng 1/2020, một học sinh từng ăn cháo bị tẩm độc đã qua đời do suy đa tạng. Ngoài ra, 24 em khác đã bị ốm.
Wang là một trong số những kẻ nhẫn tâm gây ra cái chết, hoặc bạo lực nghiêm trọng tại các trường mẫu giáo ở Trung Quốc trong những năm gần đây.
Mới đây, hôm 10/7, một người đàn ông (25 tuổi) đã bất ngờ tấn công trường mẫu giáo ở tỉnh Quảng Đông, khiến 6 người thiệt mạng và 1 người bị thương. Vụ việc làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng bạo lực đối với trẻ em khi ở trường.
Gần 80 nữ sinh ở Afghanistan nghi bị đầu độc
Một quan chức giáo dục ở Afghanistan cho biết, gần 80 học sinh nữ đã phải nhập viện vì tình nghi bị đầu độc trong 2 vụ tấn công riêng rẽ nhằm vào các trường tiểu học ở miền bắc đất nước."> -
Theo Bộ GD-ĐT, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương phải cho học sinh tạm dừng đến trường để đảm bảo công tác phòng, chống dịch thì việc triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình là giải pháp cần thiết của các nhà trường nhằm giúp học sinh không “quên” kiến thức, duy trì nền nếp học tập, thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, đảm bảo hiệu quả, công bằng trong việc tiêp cận các điêu kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định dạy và học trực tuyến hiệu quảTuy nhiên, thời gian đầu, do việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến diễn ra trên diện rộng; cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn; học sinh chưa được chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ... nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc dạy và học.
Giáo viên Đà Nẵng nỗ lực dạy trực tuyến cho học sinh Báo cáo cho biết ngày 30/3/2021, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, tạo hành lang pháp lý với mục đích hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phố thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho rằng việc pháp điển hóa hình thức dạy học trực tuyến còn nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy - học, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện đế các em được học ở mọi nơi, mọi lúc và hướng đến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.
Gần 2,2 triệu học sinh cần hỗ trợ thiết bị học trực tuyến
Tính đến ngày 30/10/2021, cả nước hiện có 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức dạy học trực tiếp; 15 tỉnh, thành kết họp cả dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; còn lại 25 tỉnh, thành chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Bộ GD-ĐT cho biết đã chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê số lượng học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến, đồ dùng học tập để có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ học sinh kịp thời.
Đến nay, Bộ đã nhận được đề xuất nhu cầu hỗ trợ máy tính của 56/63 tỉnh, thành phố.
Theo đó, số học sinh thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ là hơn 2,1 triệu học sinh.
Tính riêng tại các tỉnh, thành phố đang triển khai dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số học sinh cần được hỗ trợ là hơn 1,8 triệu em (bao gồm hơn 298.000 học sinh thuộc hộ nghèo, hơn 276.000 học sinh thuộc hộ cận nghèo, 1.500 học sinh có cha, mẹ tử vong vì Covid-19 và hơn 1,24 triệu học sinh thuộc đối tượng khó khăn khác).
Để hỗ trợ học sinh học trực tuyến và học qua truyền hình, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm vận động các doanh nghiệp tài trợ, quyên góp phương tiện học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tính đến ngày 30/10/2021, các tập đoàn viễn thông đã xây dựng thêm 283 điểm phát sóng tại các địa phương bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các tổ chức, đơn vị đã cam kết ủng hộ hơn 1 triệu máy tính. Dự kiến đầu tháng 11/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ chính thức bàn giao 10.000 máy tính đầu tiên trong tổng số 37.000 máy VNPT cam kết tài trợ. Số máy này đã được Bộ GD-ĐT lên phương án phân bổ cho 4 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 là Sóc Trăng; Hậu Giang; Vĩnh Long và Long An.
Các nhà tài trợ khác cam kết sẽ bàn giao máy tính cho Bộ GD-ĐT vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Ngoài ra, tính đến ngày 25/10/2021, ngành Giáo dục đã huy động được hơn 142 tỷ đồng, 28.477 máy tính bảng, 28.545 điện thoại thông minh và 79.425 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến khác.
Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng hướng dẫn các địa phương tổ chức mua sắm bằng nguồn kinh phí huy động được tại địa phương, bàn giao cho các cơ sở giáo dục để trao cho học sinh. Đồng thời tích cực phối hợp với các đơn vị đã cam kết tài trợ đế tố chức tiếp nhận, bàn giao máy tính cho học sinh trong thời gian sớm nhất.
Ưu tiên phát sóng trên truyền hình bài giảng lớp 1, lớp 2
Bộ GD-ĐT đã tổ chức xây dựng, lựa chọn hệ thống bài giảng đảm bảo chất lượng đế tổ chức dạy học trực tuyến và phát sóng trên truyền hình theo môn học, cấp học để các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh học tập phù hợp với kế hoạch dạy học của địa phương.
Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (kênh VTV1, VTV2, VTV7) và Đài truyền hình Nhân dân để tổ chức sản xuất bài giảng và phát sóng trên truyền hình, trong đó ưu tiên cho lớp 1, lớp 2 là những đối tượng khó thực hiện việc học trực tuyến.
Đối với lớp 1, lớp 2, việc dạy học qua truyền hình hiện được thực hiện với 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh.
Đối với lớp 6, bước đầu đã hoàn thành xây dựng và phát sóng 15 video bài giảng của các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các kênh truyền hình tỉnh, thành phố thực hiện tiếp sóng hoặc phát lại các chương trình này trong các khung giờ phù hợp trên sóng truyền hình địa phương.
Bộ GD-ĐT đã xây dựng chuyên mục Hỗ trợ dạy học trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT để liên kết đến các nguồn học liệu số, bài giảng điện tử (e-leaming và bài giảng dạy học trên truyền hình), thông tin hướng dẫn lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến; lịch phát sóng dạy học trên truyền hình của tất cả các đài trên cả nước.
Khắc phục khó khăn về hạ tầng, đẩy nhanh điều phối máy tính
Về những khó khăn, hạn chế trong việc dạy học trực tuyến, báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu rõ do sử dụng phần mềm dạy học miễn phí nên chất lượng chưa đảm bảo. Đường truyền internet nhiều nơi, nhiều lúc không ổn định, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa đường truyền internet không tốt nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.
Bên cạnh đó, hệ thống bài giảng điện tử theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở lớp 9, lớp 12 và ở các môn chính. Bài giảng điện tử của Chương trình giáo dục phổ thông mới còn thiếu.
Số lượng máy tính đã huy động được mới chỉ đáp ứng 46,1% tổng nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc mua sắm máy tính từ nguồn huy động ở địa phuơng gặp khó khăn vì công tác tổ chức đấu thầu mất nhiều thời gian, nguồn hàng hạn chế. Do dịch Covid-19 làm ảnh huởng đến chuỗi cung ứng linh kiện điện tử và nhu cầu số lượng lớn máy tính cùng một thời điểm nên năng lực sản xuất của các hãng không thể đáp ứng ngay cùng một lúc, do đó cũng sẽ ảnh huởng đến tiến độ cung cấp.
Một hạn chế nữa là chất luợng học tập ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Tình trạng học sinh học không chuyên cần, học sinh bỏ học và học sinh đang có nguy cơ bỏ học, tái mù chữ vẫn còn ở một số địa phương.
Do đó, trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ, Quốc hội ban hành các cơ chế, chính sách để khắc phục khó khăn về hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật dạy học trực tuyến, tạo điều kiện để học sinh cấp tiểu học, học sinh vùng nông thôn, miền núi, hải đảo được tiếp cận bình đẳng trong giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và quốc tế tham gia ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em” để phấn đấu tất cả các học sinh, sinh viên không có điều kiện mua sắm máy tính sẽ được hỗ trợ trang thiết bị để học tập trực tuyến. Tiếp tục phối hợp với các nhà tài trợ đẩy nhanh việc làm thủ tục tiếp nhận, lên phương án điều phối máy tính cho các địa phương còn thiếu, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức xây dựng các bài giảng trực tuyến, bài giảng trên truyền hình, nhất là các bài giảng theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, để cung cấp cho các nhà trường tổ chức dạy học cho học sinh.
Phương Mai
'Cần khẩn trương đánh giá hiệu quả việc học trực tuyến'
Theo ĐHQH, Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá hiệu quả việc học tập trực tuyến, xác định những vướng mắc và có những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức này trong thời gian tới.
"> -
Trần Minh Thuận (2001) hiện đang là học sinh lớp 12, Trường THPT quốc tế Concordia, Hà Nội. Cậu là một trong số những học sinh trường quốc tế hiếm hoi trúng tuyển vào 10 trường đại học top đầu của Mỹ. Nhiều trường trong số đó đã mời gọi Thuận với mức học bổng tương đối lớn. 10X trúng tuyển 10 trường đại học danh tiếng Mỹ mong cải tạo môi trường Việt NamNhững trường đồng ý cấp học bổng cho Thuận bao gồm Stanford, Princeton, Dartmouth, Duke, Vanderbilt, Washington, Davidson, Colgate, Trinity và Yale. Tổng giá trị học bổng mà cậu nhận được lên tới khoảng 1,3 triệu USD.
Trần Minh Thuận (2001) hiện đang là học sinh lớp 12, Trường THPT quốc tế Concordia, Hà Nội
“Môi trường không còn là vấn đề xa xôi, to tát”
Mơ ước đi du học của Thuận bắt đầu nhen nhóm từ trước những năm học cấp 3. Trong một lần tham gia trại hè ở Trường ĐH Stanford, vì quá thích thú với môi trường giao thoa giữa nhiều nền văn hoá và sự cởi mở của sinh viên, Thuận quyết tâm phải lên đường du học.
Đạt 35/36 điểm ACT, 117/120 điểm TOEFL, SAT 2 Toán 800/800 điểm, SAT 2 Hoá 770/800 điểm là những con số ấn tượng mà Thuận giành được trong các bài thi chuẩn hóa.
Tuy nhiên, Thuận cho rằng điểm số không phải là tất cả đối với việc quyết định hồ sơ ứng viên có được chấp thuận hay không.
“Bài luận cũng là một yếu tố giúp ban tuyển sinh đánh giá năng lực ứng viên. Do vậy, phải làm sao để khi đọc lên, họ nhận ra ngay một tiếng nói, một câu chuyện riêng không trùng lặp và những giá trị mà mình hướng về”.
Thuận có đam mê với lĩnh vực môi trường và trăn trở trước những vấn đề mà môi trường Việt Nam đang gặp phải. Vì vậy, cậu quyết định sẽ tiếp tục theo đuổi ngành học này ở bậc đại học và quay trở về giải quyết những vấn đề của Việt Nam.
Ô nhiễm môi trường, theo Thuận, không còn là điều gì “to tát, xa xôi”. Trong bài luận của mình, Thuận kể về người em họ tại quê nội Bình Định mới đây không may mất do bị ngộ độc chì và thuỷ ngân từ nguồn nước tiếp xúc hàng ngày.
Cậu nhận ra môi trường sống hiện đại ngày càng ô nhiễm trong khi hệ thống lọc nước của Việt Nam còn chưa tiên tiến như nhiều nước phát triển. Thuận mong muốn được học và nghiên cứu để làm điều gì đó giúp cải tạo môi trường hiện tại.
Trúng tuyển 10 trường đại học danh tiếng Mỹ cùng mức học bổng lên tới 1,3 triệu USD, với Thuận đến bây giờ vẫn còn là điều đầy bất ngờ.
Ý thức ngay từ những hành động cụ thể, mỗi khi đi mua sắm, cậu không ngần ngại mang thêm túi riêng nhằm hạn chế việc xả thải túi ni lông ra ngoài môi trường. Hay khi đi uống nước, Thuận cũng mang theo ống hút gỗ để sử dụng thay thế cho ống hút nhựa.
Thuận cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu cách lọc nước tốt nhất để đảm bảo có một nguồn nước sạch, vệ sinh. Năm 2018, cậu cũng tham gia nghiên cứu về nước ở sông hồ của Hà Nội - nồng độ thuỷ ngân, chì trong nước của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Cậu cũng dự định sẽ lên đường du học 2 ngành Thống kê và Môi trường học tại ĐH Stanford hoặc Princeton.
“Cảm ơn bố mẹ đã nâng đỡ giấc mơ con”
“Luôn mong muốn hoàn thiện mình qua những hoạt động hướng về cộng đồng” là cách Thuận miêu tả về bản thân. Do vậy, ngoài thời gian học, cậu thường dành rất nhiều tâm huyết cho các hoạt động chung.
Chàng trai tích cực tham gia vào SANSE, tổ chức phi chính phủ bán trà Bản Liền, Lào Cai ở Hà Nội với vai trò xây dựng quỹ học bổng trao tặng tới học sinh lớp 9 để giúp các em được tiếp tục theo học cấp 3.
"Sở dĩ em yêu tổ chức SANSE là vì em hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc học. Bố mẹ em dù không được đi học đại học nhưng không bao giờ từ bỏ việc giúp em thực hiện trọn vẹn ước mơ của mình”, Thuận nói.
Do vậy, cậu cũng muốn làm điều tương tự để giúp đỡ cho những em học sinh tại Bản Liền được tiếp tục theo học.
“Luôn mong muốn hoàn thiện mình qua những hoạt động hướng về cộng đồng” là cách Thuận miêu tả về bản thân
Ngoài ra, Thuận còn là người đồng sáng lập ra Concordia International Research Conference in Hanoi - Hội thảo nghiên cứu quốc tế dành cho học sinh cấp 3 tại Hà Nội. Đây là tổ chức thúc đẩy học sinh cấp 3 nghiên cứu và tự tạo ra kiến thức cho thế giới.
Học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, Thuận còn được biết tới là một người vô cùng đa tài. Cậu sở hữu tài lẻ về âm nhạc, nghệ thuật. Thuận hát hay và chơi đàn ukulele cũng rất giỏi. Cậu thường viết nhạc cùng em gái để biểu diễn và cũng nằm trong dàn hợp xướng của trường. Ngoài ra, cậu còn thủ vai chính trong các vở kịch lớn như Sherlock Holmes hay Romeo...
Học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, Thuận còn được biết tới là một người vô cùng đa tài
Kể về câu chuyện của mình, Thuận nói những điều em làm được một phần nhờ bố mẹ luôn khích lệ, động viên.
“Ngay từ nhỏ bố mẹ đã luôn khuyến khích em làm thử mọi thứ. Ví dụ như mẹ luôn nói: “Quyển sách này mẹ thấy khá thú vị, con đọc thử xem sao” hay “Bộ phim này mẹ nghĩ sẽ có ích cho con, con xem thử nhé!”. Còn bố tuy kiệm lời nhưng cũng luôn động viên em thực hiện mọi điều mong muốn.
Nhà em có mở một quán phở. Nhờ đó, bố mẹ tạo ra được những giá trị cho cuộc sống và làm được rất nhiều thứ. Cho nên em vô cùng biết ơn những gì bố mẹ đã làm cho mình”, Thuận bộc bạch.
Còn chị Phan Thúy Phương, mẹ của Thuận, nhận xét con trai là người tình cảm và suy nghĩ chín chắn. Ngoài giờ học hay ngoại khóa, Thuận luôn cố gắng làm việc ở cửa hàng ăn của bố mẹ trong vai trò... kế toán
"Thuận luôn thích tìm hiểu và nghiên cứu. Đỗ vào những ngôi trường con mơ ước là thành quả của nhiều năm con nỗ lực không ngừng", chị Phương nói.
Tháng 8 này, Thuận sẽ lên đường đi du học. Giấc mơ lớn của Thuận là trở về Việt Nam, sử dụng khoa học dữ liệu để tạo một công ty về môi trường. Cậu mong muốn có thể làm máy lọc nước mới bằng những phân tử nanocarbon, phần nào giúp hạn chế những vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam.
Trần Minh Thuận nhận được học bổng 338.000 USD từ ĐH Duke kèm học bổng 21.000 USD để nghiên cứu; học bổng 204.000 USD từ ĐH Vanderbilt; học bổng 284.000 USD từ ĐH Davidson; học bổng 104.000 USD từ ĐH Trinity; học bổng 188.000 USD của ĐH Colgate.
Thuận từng 2 lần đoạt giải Toán quốc tế từ ĐH Waterloo của Canada (lớp 10 và lớp 11), lọt top 25 thế giới và là cựu chủ tịch CLB Toán ở Trường Concordia.
Thúy Nga
Một mình du học từ lớp 11, nam sinh cùng lúc đỗ 5 trường Ivy League
- Cuối tháng 3, Võ Vũ Thanh vui mừng khi nhận được thư báo trúng tuyển của 5/8 trường thuộc khối Ivy League.
">